Thuốc Loãng Xương
Các phương pháp điều trị loãng xương
Mục tiêu cơ bản của dự phòng và điều trị loãng xương là ngăn chặn tình trạng gãy xương. Điều đó có thể đạt được bằng cách:
– Tăng cường khối lượng xương trong giai đoạn phát triển xương.
– Ngăn chặn sự mất xương.
– Phục hồi vô cơ hóa xương và cấu trúc xương đã có loãng xương.
Các biện pháp không dùng thuốc
Cần thay đổi lối sống, một số thói quen sinh hoạt là góp phần quan trọng vào việc tăng sức khỏe cho bộ xương của mỗi người.
– Tập luyện thể lực, thể thao thường xuyên:
+ Tập chịu đựng sức nặng của cơ thể như đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ…
+ Tập sức mạnh cho cơ: tập kháng lực, nhấc vật nặng phù hợp với khả năng của từng người nếu không có chống chỉ định.
– Đảm bảo chế độ ăn giàu canxi trong suốt cuộc đời. Nếu cần, có thể sử dụng cả thuốc để bổ xung canxi và vitamin D. Tránh sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu, bia, không hút thuốc lá…
Các biện pháp dùng thuốc
* Thuốc bổ sung bắt buộc:
+ Đảm bảo đủ lượng canxi đưa vào cơ thể 1.000 – 1200mg/ ngày
+ Đảm bảo đủ lượng vitamin D đưa vào cơ thể 800 – 1.000IU/ ngày.
* Các thuốc chống hủy xương: Ức chế hoạt động của tế bào hủy xương
– Thuốc nhóm Biphosphonate: là nhóm thuốc lựa chọn đầu tiên để điều trị loãng xương ở người cao tuổi (> 60 tuổi), phụ nữ sau mãn kinh, sau dùng corticosteroid.
+ Alendronate: Fosamax plus (Alendronate 70mg + Cholecalciferol 2.800IU) hoặc Fosamax 5600 (Alendronate 70mg + Cholecalciferol 5.600IU).
Liều lượng: 1 viên/ tuần
Cách dùng: uống vào buổi sáng, khi đói. Bệnh nhân không nằm sau khi uống thuốc ít nhất 30 phút nhằm làm giảm biến chứng viêm loét thực quản.
+ Zoledronic acid (Aclasta, 5mg/ 100ml)
Liều lượng: 1 chai 5mg/ năm, liều duy nhất
Cách dùng: Truyền tĩnh mạch chậm 1 chai 5mg/ 100ml trong thời gian trên 30 phút.
Cần đảm bảo đủ lượng canxi và vitamin D cho bệnh nhân trước truyền thuốc.
Chống chỉ định: bệnh nhân có chức năng thận suy giảm (hệ số thanh thải Creatinin ≤ 30ml/ phút) hoặc những bệnh nhân có rối loạn nhịp tim.
+ Calcitonine:
Chỉ định: bệnh nhân mới có gãy xương kèm đau xương nhiều do loãng xương. Cần kết hợp điều trị cùng nhóm biphosphonate.
Liều lượng: 50-100IU/ ngày, trong vòng 10-15 ngày/ đợt điều trị
Cách dùng: tiêm dưới da hoặc tiêm bắp sau ăn.
Thận trọng: một số trường hợp có tiền sử dị ứng cần thử test da trước khi tiêm, không sử dụng thuốc liên tục, kéo dài.
– Chất điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen (SERMs): Raloxifen (Evista)
Chỉ định: phụ nữ loãng xương sau mãn kinh
Liều lượng: viên 60mg/ ngày, thời gian dùng không quá 2 năm
* Các nhóm thuốc khác:
– Nhóm thuốc tăng tạo xương và ức chế hủy xương: Strontium ranelate (Protelos):
Liều dùng 2g/ ngày
Cách dùng: uống một lần duy nhất vào buổi tối, sau ăn 2h
Tuy nhiên, do những tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc trên hệ tim mạch nên hiện thuốc chưa được áp dụng điều trị rộng rãi trên lâm sàng
– Thuốc làm tăng quá trình đồng hóa: Deca-Durabulin và Durabolin
Xem ngay các thuốc điều trị loãng xương hiệu quả nhất 2021:
Hiển thị tất cả 4 kết quả
-
Thuốc Aclasta 5mg/100ml tác dụng điều trị bệnh loãng xương
₫10 Thêm vào giỏ hàng -
Thuốc Actonel 35mg Risedronate điều trị loãng xương
₫10 Thêm vào giỏ hàng -
Thuốc Bonviva 150mg Ibandronic trị loãng xương, gãy xương Hộp 3 viên
₫10 Thêm vào giỏ hàng -
Thuốc Ronidro 5mg/100ml Zoledronic acid điều trị loãng xương
₫15 Thêm vào giỏ hàng